Viêm lỗ chân lông ở chân: Nguyên nhân & Cách điều trị

  23/11/2022

  Lê Hoàn

Bệnh viêm lỗ chân lông ở chân là một bệnh da liễu phổ biến, gặp ở nhiều lứa tuổi và khiến người mắc khó chịu cho người mắc, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Vậy nhận biết viêm lỗ chân lông ở chân bằng cách nào? Điều trị như thế nào? Làm gì để phòng tránh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp!

1/ Nguyên nhân gây viêm lỗ chân lông ở chân

viêm lỗ chân lông ở chân

Viêm lỗ chân lông ở chân hay còn gọi là viêm nang lông chân là bệnh da liễu phổ biến, thường do vi khuẩn hoặc vi nấm gây ra tạo thành các nốt đỏ, sần sùi ở các nang lông trên chân. Các nốt sần sùi ở lỗ chân lông thường do sự tích tụ của bã nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn, tế bào chết,...

Các yếu tố tác động gây nên tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân có thể gồm:

  • Cạo lông chân bằng dao cạo cũ mà không có kem cạo lông có thể tạo ra các vết sưng. Bên cạnh đó, cạo lông chân không sử dụng kem dưỡng có thể khiến lông mọc ngược dẫn đến viêm nang lông, sau một thời gian màu da ở nang lông mọc ngược sẽ trở nên sẫm màu.

  • Vệ sinh không đúng cách gây tắc lỗ chân lông do sự tích tụ của bã nhờn, vi khuẩn,... Việc cạo lông chân tạo điều kiện cho lỗ chân lông tiếp xúc với không khí dẫn đến xảy ra quá trình oxy hóa khiến phần da bị viêm chuyển sang màu đen gây mất tính thẩm mỹ.

  • Viêm nang lông folliculitis do nhiễm trùng da với các nốt mụn nhỏ màu đỏ. Tình trạng này thường do nang lông bị tổn thương, tạo điều kiện cho bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập gây viêm. Những tổn thương này có thể do cạo lông, tẩy lông, quần áo chật, cọ xát da.

  • Dày sừng nang lông Keratosis pilaris do các mụn nhỏ li ti trên da gây nên, thường gặp ở tay và đùi. Các vết sưng đỏ xuất hiện ở nang lông thường do sự tích tụ của tế bào chết.

  • Da quá khô dẫn đến dễ nhạy cảm, dễ bị bỏng hoặc kích ứng hơn khi sử dụng các biện pháp tẩy lông dẫn đến viêm nang lông và lỗ chân lông bị thâm.

  • Bệnh tuyến dầu - tuyến dầu hoạt động quá mức làm cho bụi bẩn và tế bào chết có thể bám vào gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây viêm.

  • Trang phục quá chật, không thấm mồ hôi làm tăng ma sát giữa da và vải, mồ hôi không được thấm ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm.

2/ Các biểu hiện của bệnh

Viêm lỗ chân lông có thể nhận biết qua một số biểu hiện ở chân bao gồm:

  • Các nốt sần sùi, nốt rỗ trên da chân.

  • Lỗ chân lông sẫm màu, thâm lỗ chân lông.

  • Có các nốt nâu hoặc đen trên chân sau khi cạo lông.

  • Cảm thấy ngứa ngáy, da đóng vảy, kích ứng,...

3/ Cách điều trị bệnh

cách điều trị viêm

3.1/ Điều vị viêm lỗ chân lông ở chân tại nhà

Cạo lông chân đúng cách: sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho việc cạo lông chân để hạn chế những tổn thương bởi dao cạo và ngăn ngừa kích ứng sau khi cạo lông. Tránh sử dụng các sản phẩm dưỡng da có chứa các chất nhuộm hoặc nước hoa.

Dưỡng ẩm cho da thường xuyên giúp cân bằng độ ẩm cho da chân, tránh khô da, kích ứng da.

Triệt lông bằng máy triệt lông để tránh kích ứng do dao cạo hoặc thuốc tẩy lông.

Tẩy da chết giúp ngăn ngừa và giảm tình trạng viêm lỗ chân lông, ngăn ngừa lông mọc ngược.

Sử dụng thuốc bôi tác dụng tại chỗ giúp giảm triệu chứng nghiêm trọng của viêm lỗ chân lông, các sản phẩm thuốc bôi chứa glycolic hoặc acid salicylic giúp hạn chế khô da, ngăn ngừa viêm lỗ chân lông.

3.2/ Điều trị viêm lỗ chân lông bằng phương pháp y khoa

Đốt điện Electrolysis: sử dụng dụng cụ có điện thế thấp tác động tới nang lông nhằm ngăn chặn tình trạng lông mọc ngược tái phát.

Bắn laser: sử dụng công nghệ ánh sáng để tiêu hủy sắc tố melanin giúp da sáng mịn hơn.

Thuốc kháng sinh uống hoặc bôi ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm giúp kháng khuẩn, kháng viêm.

Isotretinoin giúp giảm ngứa, giảm triệu chứng. Sản phẩm chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ có dự định có thai.

Một số thuốc liên quan đến nội tiết tố hoặc thuốc tránh thai giúp hạn chế tiết dầu và làm giảm tình trạng viêm lỗ chân lông.

4/ Cách phòng ngừa bệnh viêm lỗ chân lông ở chân

cách ngừa bệnh

Để việc điều trị viêm lỗ chân lông đạt hiệu quả tốt nhất cũng như phòng tránh viêm lỗ chân lông, bạn phải hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh bảo vệ da, bao gồm:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, lựa chọn các loại sữa tắm cấp ẩm dịu nhẹ và an toàn cho da.
  • Không nặn mụn hoặc gãi các vùng da bị viêm.
  • Cạo, tẩy lông đúng cách, sử dụng các loại kem dành riêng cho cạo, tẩy lông, đặc biệt không cạo, tẩy lông trong thời gian điều trị viêm lỗ chân lông.
  • Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da, trang điểm an toàn, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phù hợp với loại da. Không trang điểm lên các vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng kem chống nắng tránh tia UV.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng khí, thấm được mồ hôi.
  • Bổ sung đầy đủ nước, vitamin, các loại rau củ để nâng cao đề kháng, sức khỏe da.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

Trên đây là kiến thức đầy đủ về viêm lỗ chân lông ở chân. Hy vọng bạn đã được giải đáp những thắc mắc về bệnh lý này cũng như biết cách điều trị cũng như phòng tránh sau khi đọc bài viết.

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh lý trên cũng như tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác, bạn hãy truy cập website của Dược Sanfo (duocsanfo.vn) hoặc gọi đến Hotline 18006574!

024 234 88666