24/04/2018
Mùa hè - mùa nóng nực, mang theo rất nhiều bệnh tật, côn trùng có hại cho cơ thể con người, nếu chúng ta không sớm nhận biết và có cánh phòng tránh kịp thời thì nó có thể đem lại hâụ quả vô cùng nghiêm trọng.
Sau đây là những bệnh thường mắc và cách phòng tránh trong những ngày hè nắng nóng, khó chịu
Say nắng là tình trạng người bị cảm nắng thường có các triệu chứng như da đỏ ứng nóng dần, mồ hôi ra nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, thở nhanh, buồn nôn, tâm thần mệt mỏi, uể oải rã rời. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu này bạn cần tìm ngay đến chỗ có bóng mát hoặc nơi mát mẻ để nghỉ ngơi.
Bạn cần uống nhiều nước để kiểm soát tình trạng mất nước. Sau đó dùng đá chườm khắp cơ thể để hạ nhiệt. Ngoài ra bạn có thể lấy bột sắn dây hòa với nước đun sôi để nguội, cho thêm ít đường uống giúp cơ thể người say nắng dịu mát hơn.
Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Các hoạt động ngoài trời khiến tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu bị đặc lại do mất nước và có thể gây ra tình trạng thiếu ôxy, bất tỉnh, nhồi máu hay đột quỵ.
Cách phòng tránh: Những người có bệnh tim cần sử dụng thuốc đều đặn theo đơn của bác sỹ, luôn mang theo người thuốc hạ huyết áp. Hạn chế vận động khi trời nóng, mang mũ khi đi nắng, giảm các thức ăn nhiều mỡ và nên uống nhiều nước. Cẩn thận khi tắm nước lạnh, đặc biệt với những người bị chứng co thắt mạch.
mùa hè là mùa phát triển mạnh nhất của muỗi, tỷ lệ sốt xuất huyết do muỗi cắn vào mùa hè rất cao, nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng của sốt xuất huyết là: sốt ly bì, vật vã, mê sảng, sốt cao 39 -40 độ. Ngoài ra còn đau hốc mắt, hốc mũi, xuất huyết niêm mạc mũi, dưới da.
Biện pháp xử trí: bù dịch cho người sốt xuất huyết bằng oresol và hạ sốt bằng các chế phẩm chứa paracetamol. Nếu tình trạng nặng nên đưa đến chăm sóc tại các cơ sở y tế.
Để giải tỏa cơn nóng mỗi khi mùa hè đến, chúng ta có xu hướng uống nước đá, ăn kem, đồ ăn lạnh và mở cửa sổ ban đêm khi ngủ. Việc làm này kéo dài có thể dẫn đến niêm mạc họng bị tổn thương, các loại vi khuẩn có thể xâm nhập, phát triển nhanh và gây ra viêm họng, thanh quản.
Vì vậy cách xử trí là uống nước ấm có nhiều kiềm (nước khoáng, chè xanh), giữ ấm cổ khi bị viêm họng. Có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc kháng sinh, siro bổ phế.
Mùa hè cũng là mùa mà chúng ta ăn nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe, trong nhiều thực phẩm đó có rất nhiều vi khuẩn, giun sán gây bệnh. Chúng sinh sôi rất nhanh khi trời nóng và xâm nhập vào cơ thể qua đường thức ăn, nước uống hay tay bẩn.
Hậu quả là người bệnh bị mất sức, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao. Cách phòng tránh: vệ sinh sạch sẽ tay chân, rửa sạch thức ăn và bảo quản thức ăn đúng cách. Uống thuốc khi bị rối loạn tiêu hóa, bổ xung nước và muối khoáng khi có dấu hiệu tiêu chảy
Thanh nhiệt baby- giải độc gan, trị mụn nhọt cho trẻ trong hè nắng nóng
Tìm hiểu thêm 1 số cẩm nang sức khỏe khác tại ĐÂY