Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh

  25/10/2022

  Lê Hoàn

 

Nhiễm trùng đường ruột là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến mà hầu như ai cũng gặp phải. Đây là một bệnh lý thường gặp không quá nguy hiểm nhưng cũng gây không ít phiền toái, đặc biệt với trẻ nhỏ, người già miễn dịch yếu. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiễm trùng đường ruột và cách phòng tránh. 

1/ Nhiễm trùng đường ruột là gì?

nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột hay tiêu chảy do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn ruột là một bệnh lý phổ biến hầu như ai cũng gặp ít nhất một lần trong đời. Đây là bệnh lý xuất hiện do sự xâm nhập, tấn công của các vi sinh vật gây hại cho đường tiêu hóa gây ra các cơn tiêu chảy cấp tính, đi ngoài dạng phân lỏng hoặc nhầy nhớt liên tục trong một vài ngày. Triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột đôi khi gần giống với kiết lỵ.

Nhiễm trùng đường ruột chủ yếu lây lan qua đường ăn uống, do ăn phải thực phẩm hoặc nguồn nước không hợp vệ sinh chứa các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây bệnh.

Ở những người có hệ thống miễn dịch kém như trẻ em, người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc bệnh mãn tính sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng đường ruột cao hơn.

2/ Các biểu hiện của nhiễm trùng đường ruột

Các  triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột có thể xuất hiện ngay sau khi ăn hoặc uống phải thực phẩm bẩn có chứa vi sinh vật gây bệnh.

Các triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng đường ruột có thể bao gồm: Chán ăn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, có thể kèm máu hoặc nhầy theo phân, bụng co thắt, các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng xoang, sổ mũi hoặc có thể ho, rối loạn giấc ngủ, sốt,...

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột có thể nặng hơn ở trẻ em và người cao tuổi vì hệ thống miễn dịch ở những độ tuổi này thường yếu hơn dẫn đến các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập dễ dàng hơn.

3/ Nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không?

nhiễm trùng đường ruột có nguy hiểm không

Đa phần nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy và đều có khả năng tự biến mất, không cần dùng đến thuốc nhưng tiêu chảy gây mất nước, vì vậy cần bổ sung nước đầy đủ. Một số trường hợp nhiễm trùng đường ruột nặng dẫn đến mất nước quá nhiều cần được đưa đến cơ sở y tế để truyền nước đúng cách.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột, người bệnh có thể sử dụng thuốc hoặc một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe để cải thiện tình trạng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Trường hợp nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng có thể được điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng. Các trường hợp nhiễm trùng đường ruột do sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Một số trường hợp nhiễm trùng nặng cần phải nhập viện để điều trị bằng truyền dịch, kháng sinh hoặc các biện pháp khác.

Tóm lại, nhiễm trùng đường ruột ít gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe con  người nhưng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhiễm trùng đường ruột có thể khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, một số trường hợp bị nhiễm trùng đường ruột thường xuyên có thể dẫn đến các tình trạng suy nhược, chán ăn, sút cân, gầy yếu. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng đường ruột kéo dài và không được điều trị sẽ dẫn đến các bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, xuất huyết tiêu hóa gây mất máu, nhiễm trùng nặng lây lan, hoạt tử phải cắt bỏ đoạn ruột do nhiễm trùng nặng, mất nước trầm trọng có thể tử vong.

Vì vậy, việc ngăn ngừa, phòng tránh nhiễm trùng đường ruột là điều rất cần thiết.

4/ Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường ruột

cách phòng ngừa bệnh

Đa số nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng từ môi trường, thực phẩm bẩn gây ra. Do đó, chúng ta có thể ngăn ngừa, phòng tránh và giảm thiểu nhiễm trùng đường ruột bằng cách thay đổi lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt,...

4.1/ Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Bạn cần đảm bảo môi trường xung quanh bạn sạch sẽ, tránh tạo ra các nơi cư trú cho vi sinh vật  gây bệnh:

  • Đảm bảo nhà cửa luôn được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng đặc biệt khu vực vi sinh vật gây hại dễ phát triển như nhà vệ sinh.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẩn
  • Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, trước khi chăm sóc trẻ nhỏ.

4.2/ Ăn uống sạch sẽ, hợp vệ sinh

  • Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, tươi mới, tránh sử dụng thực phẩm đông lạnh lâu ngày
  • Nguyên tắc ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các loại thực phẩm tươi sống.
  • Không nên ăn rau sống, gỏi cá, tiết canh,... vì đây là những loại thực phẩm có thể chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm như giun sán, E. coli, tụ cầu vàng,...
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ hộp

4.3/ Sử dụng các biện pháp hỗ trợ, tăng cường sức khỏe tiêu hóa, hệ thống miễn dịch

  • Tiêm phòng đầy đủ vacxin ngăn ngừa rotavirus cho trẻ dưới 6 tháng tuổi giúp phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột cho trẻ.
  • Bổ sung men vi sinh, lợi khuẩn từ thực phẩm hằng ngày hoặc các loại thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, tăng cường miễn dịch.

Bệnh nhiễm trùng đường ruột là một bệnh lý dễ mắc, dễ lây lan, đặc biệt đối với những người miễn dịch kém. Tuy nhiên, bệnh này có thể phòng tránh và điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, bạn cần quan tâm việc phòng tránh nhiễm trùng đường ruột để hệ tiêu hóa của bạn luôn được tốt.

Liên hệ hotline 18006574 hoặc truy cập website duocsanfo.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích!

024 234 88666