24/10/2022
Hoàng kỳ là một vị thuốc cổ truyền đã được sử dụng lâu đời từ nền y học cổ truyền Trung Hoa. Hiện nay, trong nền y học hiện đại, Hoàng kỳ được nhiều nghiên cứu ứng dụng rộng rãi với nhiều công dụng đối với sức khỏe.
Hoàng kỳ, dân tộc Thái gọi là Co nấm mò, có tên khoa học là Astragalus membranaceus, thuộc họ Fabaceae (họ Đậu).
Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish) Bunge) là Hoàng kỳ là loài cây sống lâu năm, cây trưởng thành có chiều cao từ 50 - 80cm, rễ cái dài, mọc sâu, khó bẻ, đường kính khoảng 1 - 3cm, vỏ rễ có màu vàng đỏ hoặc nâu. Thân mọc thẳng đứng có phân thành nhiều cành. Lá dạng lá kép, dìa lẻ, có là kèm hình 3 cạnh, có 6 - 13 đôi lá chét hình trứng, mặt dưới lá có lông trắng mịn, lá mọc so le. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, dài hơn lá, gồm 5 - 22 hoa màu vàng tươi mọc thành chùm. Quả giáp mỏng, dẹt, dài 2 - 2,5cm, đường kính 0,9 - 1,2cm, đầu quả dài ra thành hình gai nhọn, bề mặt có lông nhắn, có 5 - 6 hạt màu đen hình thận.
Ngoài loài trên còn có loại Hoàng kỳ Mông Cổ có tên khoa học là Astragalus mongholicus Bunge có hình dáng tương tự loài trên, tuy nhiên lá chét nhỏ và nhiều đôi lá chét hơn (khoảng 12-18 đôi lá chét), tràng hoa dài hơn, quả rộng hơn khoảng 1,1 - 1,5cm và quả không có lông.
Hiện nay, nước ta chưa có thể khai thác và nuôi trồng Hoàng kỳ mà nhập khẩu từ Trung Quốc. Hoàng kỳ mọc hoang ở những vùng đất cát, thoát nước tốt ở Trung Quốc. Hoàng kỳ thường được thu hái sau 3 năm nhưng tốt nhất sau 6 - 7 năm. Thu hái vào mùa thu, đào lấy rễ rồi rửa sạch đất cát, chỉ lấy rễ chính, cắt bỏ phần đầu rễ và rễ con, phơi hoặc sấy khô.
Bào chế:
Sơ chế: Hoàng kỳ được loại bỏ tạp chất, phân loại theo kích thước, rửa sạch, ủ mềm rồi thái thành các phiến dày, phơi khô.
Chế biến theo phương pháp chích mật: Nguyên liệu: Hoàng kỳ thái phiến phơi khô, trộn với hỗn hợp mật ong trong một ít nước sôi, trộn đều, sao lửa nhỏ đến vàng, sờ không dính tay thì lấy ra để nguội. 10kg Hoàng kỳ chích mật với 2,5 - 3,0kg mật ong.
Các thành phần hóa học chính của Hoàng kỳ gồm:
Polysaccharide: astragalan, saccarose, glucose, tinh bột, chất nhầy, gôm.
Saponin: Bao gồm các astragaloside như astragaloside I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, isoastragaloside I, II, soyasaponin I,...
Flavonoid: 2′,4′ – Dihydroxy-5,6- Methoxyisoflavone…
Các acid amin: Choline, Betaine, acid folic…
Sitosterol
Trong đông y, Hoàng kỳ được sử dụng làm vị thuốc trong thuốc ích khí, tống sang độc, lợi tiểu, giảm đau, hút mủ, là thuốc quan trọng chữa các bệnh đậu không mọc được, các bệnh trẻ em, phụ nữ có máu xấu không ra hết, đàn ông hư tổn.
Trong Tây y, Hoàng kỳ dùng để chữa lở loét mãn tính, suy nhược lâu ngày, huyết áp cao, mạch máu nhỏ dễ đứt vỡ, viêm thận mạn có triệu chứng albumin niệu, cơ thể suy nhược hay nhiều mồ hôi.
Trong một số tài liệu cổ truyền cổ, Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, lợi tiểu, thác sang nên được dùng để chữa các bệnh biểu hư ra mồ hôi trộm, tỳ hư phân lỏng, dương hư thoát huyết, thủy thũng, huyết tý.
Công thức: Hoàng kỳ sao mật 6 phần, cam thảo 1 phần (một nửa dùng sống, một nửa sao), tất cả tán nhỏ thành bột uống 3 lần trong ngày vào sáng, trưa, chiều, mỗi lần 4 - 8g. Có thể sắc uống
Công dụng: Chữa suy nhược toàn thân, chân tay rã rời, miệng khô, tim đập nhanh, hồi hộp, mặt xanh vàng chán ăn, nhiều mồ hôi, sốt.
Công thức: Hoàng kỳ, Đại táo đều 6g, Thược dược 5g, Quế chi, Cam thảo đều 2g, sắc với 600ml nước, sắc còn 200ml, trộn thêm một ít mạch nha để có vị ngọt, chia 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: Chữa suy nhược cơ thể, ra nhiều mồ hôi.
Công thức: Đương quy tẩm rượu, Thục địa, Hoàng kỳ, Bạch truật (sao), Bạch thược, Phục linh, Nhân sâm đều 12g,Xuyên khung 8g, Quế nhục 4g, ngày dùng 1 thang sắc chung với Sinh Khương và Đại táo trong 900ml nước, sắc còn 300mk nước chia thành 2 lần uống trong ngày. Hoặc gấp đôi liều lượng rồi mang ngâm rượu
Công dụng: Chữa khí huyết bất túc, ho khan, hư lao, ăn kém, di tinh, thắt lưng đầu gối yếu, lâu lành vết thương; phụ nữ rong kinh, rong huyết.
Liên hệ hotline 18006574 hoặc truy cập website duocsanfo.vn để biết thêm thông tin chi tiết!