CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH GAN
Gan là bộ phận quan trọng với cơ thể. Gan được coi là cỗ máy loại bỏ những chật độc hại khỏi cơ thể. tham gia vào các quá trình chuyển hóa, điều hòa hệ tiêu hóa và việc cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Gan cũng giúp cho việc cân bằng giữa các chất đường, đạm, mỡ, giữ cho cơ thể có được điều kiện sức khoẻ tốt nhất. Nếu không có một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất dễ dẫn đến những tổn thương về gan và có nguy cơ dẫn đến viêm gan rất cao.
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan
Viêm gan là tình trạng tổn thương tế bào gan. Viêm gan thường có rối loạn tiêu hóa, sốt, nôn mửa, biếng ăn, phân lỏng. Nguyên nhân hay gặp nhất là do virus, ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do rượu, do một số thuốc hoặc hóa chất. Viêm gan có thể kèm theo vàng da hoặc không vàng da và thường kèm theo các rối loạn khác của bộ máy tiêu hóa.
Nguyên nhân dẫn đến viêm gan
Sự tiến triển của viêm gan rất thay đổi, có khi khỏi hẳn rất nhanh nhưng cũng có khi tiến triển dẫn tới xơ gan hoặc nếu quá trình viêm gan diễn ra trên 7 tháng gọi là viêm gan mãn tính. Người bệnh ngoài tuân thủ nghiêm nghặt phương pháp điều trị của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng tập luyện hợp lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh.
2. Chế độ dinh dưỡng tốt cho người viêm gan
- Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể: nên uống nhiều nước, đặc biệt nước cam, nước chanh vừa tăng lượng sinh tố, vừa tăng lượng nước của cơ thể ngoài ra nước còn giúp giải độc khỏi cơ thể qua đường nước tiểu và các tuyến mồ hôi.
Nước còn giúp giải độc khỏi cơ thể qua đường nước tiểu và các tuyến mồ hôi
- Nên ăn những thức ăn nhẹ: Các thực phẩm chính rất thích hợp với bệnh nhân viêm gan là bột mì, gạo tẻ, ngô, hạt bo bo, đậu tương, đậu đen, đậu xanh,… nhằm duy trì năng lượng cần thiết
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày: Người bệnh cần phải ăn nhiều bữa trong ngày nhiều hơn về buổi sáng vì một số nghiên cứu cho thấy buổi sáng cơ thể và khả năng hấp thu của gan tốt hơn so với chiều. Lượng thức ănít cho mỗi bữa giúp cho gan sử dụng tốt hơn nitrogen và làm giảm sự oxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ.
- Cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể: chất đạm giúp cơ thể nhanh phục hồi và có tác dụng chống đỡ lại bệnh tật, làm cho tế bào gan tăng trưởng và phục hồi. Nên ăn các chất đạm có nguồn gốc từ thực vật như đậu xanh, đậu nành và từ tôm cá
- Chế độ ăn nhiều rau xanh: rau củ quả là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất rất tốt cho người bệnh viêm gan mạn tính. Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam như cà rốt, bí đỏ
3. Những loại thực phẩm người bệnh nên hạn chế
- Giảm những thực phẩm quá nhiều dầu mỡ: Không nên ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ có trong những món ăn quay, đồ ăn chiên ránnhững thực phẩm đóng hộp các thực phẩm này gây trở ngại đến quá trình chuyển hóa chất béo, làm tích mỡ gan, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào gan.
Không nên ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ
- Không ăn những loại thực phẩm ngọt: Người bệnh không nên ăn nhiều đường và các loại thực phẩm giàu chất ngọt. Nếu ăn nhiều đường, gan không chuyển hóa hết được sẽ làm tăng đường huyết, lâu ngày có thể dẫn đến mắc bệnh đái tháo đường.
- Hạn chế ăn các món cay: Những món ăn caydễ kích thích như ớt, hồ tiêu, gừng.. vì những gia vị gây kích thích niêm mạc dạ dày, ruột, hạn chế tiết dịch tiêu hóa, gây chán ăn.
- Không uống bia rượu: Rượu bia là kẻ thù chính dẫn đến tình trạng viêm gan và xơ gan, ngoài ra cũng nên hạn chế tối đa những thực phẩm có chất kích thích như cafe thuốc lá…Ngoài một chế độ dinh dưỡng cần có chế độ nghỉ ngơi thường xuyên, không làm việc quá sức, tránh các căng thẳng tâm lý; hạn chế dùng thuốc một cách tối đa. Bệnh nhân cũng cần đến các cơ sở y tế khám để biết tình trạng tiến triển của bệnh để bác sĩ có lời khuyên tốt nhất.