13/02/2023
Cây quýt gai là loại cây thân gỗ thuộc họ cam. Nó đem lại nhiều tác dụng điều trị cho bệnh nhân gặp vấn đề về xương khớp. Vậy quýt gai có đặc điểm gì? Sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Để trả lời các câu hỏi trên, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Quýt gai có tên khoa học là Severinia monophylla (L.) Tanaka, thuộc họ cam. Loại cây này còn được người dân gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như: Tầm xoọng, Quýt hôi, Cam trời, Gai xanh, Cúc keo, Độc lực,...
Quýt gai thuộc loại cây thân gỗ, phân nhánh nhiều. Cây có chiều cao trung bình từ 1 - 2m. Thân cây nhẵn, xung quanh mọc gai dài 3 - 4cm, gai nằm dưới nách lá.
Lá quýt gai nguyên, dài khoảng 1,5 - 5cm, rất dai. Lá tròn hay lõm ở phần đầu, gốc lá thon hẹp hay tròn. lá không lông, dày, cứng, có điểm tuyến.
Gân bên của lá khít nhau, mép lá uốn xuống và có gân đi sát mép. Cuống lá ngắn, khoảng 3 - 4mm.
Hoa tầm xoọng có màu trắng, gần như không cuống, mọc thành các khóm nhỏ ở nách các lá.
Quả của cây nạc, có 2 hạt, màu đen, có hình cầu, đường kính quả khoảng 10 - 12mm.
Cây quýt gai phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền bắc và duyên hải miền trung Việt Nam.
Người dân thu hái lá, rễ cây quanh năm. Sau khi thu hái, lá, rễ được đem rửa sạch, thái phiến, phơi khô làm thuốc.
Quả quýt gai được hái khi còn xanh, đem phơi khô rồi sử dụng.
Toàn cây quýt gai có chứa tinh dầu, quả còn xanh chứa chất nhầy.
Rễ cây chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe như: 5-hydroxy-N-methyl-severifolin, severifolin, atalaphylin, N-methylseverifolin, N-methylatalaphylin.
Theo y học cổ truyền, quýt hôi có vị đắng, tính mát, hơi ấm, quy vào kinh phế. Vì thế dược liệu này có tác dụng khử phong giải thử, lý khí chỉ thống, hóa đàm chỉ khái.
Quýt gai chủ trị trong các bệnh như:
Cúm, ho, cảm sốt, viêm khí quản, sốt rét,...
Đau lưng gối, viêm khớp dạng thấp
Theo y học hiện đại, loại dược liệu này có tác dụng ức chế co thắt cơ trơn do histamin và acetylcholin gây ra.
Một số bài thuốc từ quýt gai mà người dùng nên biết như:
Nguyên liệu:
Quýt hôi (sao vàng hạ thổ) 20g
Cát căn 16g
Huyết đằng 12g
Tục đoạn 12g
Đương quy 12g
Phòng phong 12g
Đơn hoa 12g
Chích thảo 12g
Tế tân 10g
Quế 10g
Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống, sắc 3 lần/ngày.
Nguyên liệu:
Quýt hôi (sao vàng hạ thổ) 16g
Tang bạch bì 16g
Cát cánh 12g
Mạch môn 12g
Trần bì 12g
Hoàng kỳ 12g
Mơ muối 12g
Cam thảo 12g
Đại táo 6g
Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc 3 lần, làm 3 lần uống.
Nguyên liệu:
Lá quýt gai 6g
Hoa đu đủ đực 6g
Lá tía tô 6g
Cát cánh 6g
Trần bì 6g
Tang bạch bì 6g
Cho dược liệu vào ấm đun, thêm 300ml. Đun đến khi nước cạn còn ⅓. Lấy nước thuốc chia 3 - 4 lần cho trẻ uống trong ngày.
Nguyên liệu:
Rễ quýt gai 30g
quýt 6g
Củ ấu 10g
Màng tang 10g
Đem dược liệu sắc lấy nước uống.
Nguyên liệu:
Tầm xoọng 16g
Rau má 24g
Tang diệp 20g
Xa tiền thảo 20g
Lá xương xông 20g
Lá đinh lăng 20g
Mơ muối 12g
Thiên môn 12g
Bạch linh 10g
Đem 1 thang thuốc, sắc ngày 3 lần để uống.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết xoay quanh cây quýt gai. Để sủ dụng dược liệu hiệu quả nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ có chuyên môn trước khi dùng.