Cây khổ sâm là gì? Tác dụng chữa bệnh của cây

  27/01/2023

  Nguyễn Thùy Trang

Khổ sâm là vị dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng vết thương,... Tuy nhiên, đây không phải cây thuốc phổ biến tại Việt Nam. Vậy khổ sâm có tác dụng gì? Cách sử dụng thuốc ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1/ Cây khổ sâm là cây gì?

Khổ sâm thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), có tên khoa học là Sophora flavescens. Dược liệu này còn có một số tên gọi khác như: Khổ cốt, Dã hòe.

1.1/ Đặc điểm

Khổ sâm là loại cây nhỏ, cao khoảng 0,5 - 1,2m. Cây có rễ hình trụ, vỏ ngoài màu vàng.

cây khổ sâm

Lá Dã hòe thuộc loại lá kép, hình lông chim sẻ. Lá mọc so le, gồm 5 - 10 đôi lá chét. Lá chét hình mác, lá rộng khoảng 7 - 16mm, dài 20 - 45mm.

Hoa khổ sâm màu vàng trắng, mọc thành chùm dài 10 - 20cm. Quả của cây màu đen, hình cầu, đường kính 5 - 8mm, là quả giáp dài 5 - 12cm. Đầu quả có mỏ dài, chứa 3 - 7 hạt bên trong.

1.2/ Phân bố, thu hái, chế biến

Khổ sâm được trồng ở Trung Quốc. Việt Nam hiện chưa có vị thuốc này nên vẫn phải nhập khẩu từ nước bạn.

Vào mùa xuân, người ta thu hái rễ, lá của Khổ sâm về. Rửa sạch bùn đất, (có thể cắt thành miếng dày 0,3 - 1cm) đem phơi khô rồi sử dụng.

1.3/ Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây khổ sâm khác nhau tùy vào từng bộ phận:

  • Lá: 0,32% alkaloid toàn phần; 2,78% flavonoid toàn phần; hợp chất polyphenol; tanin.

  • Rễ: Luteolin-7-Glucoside 

2/ Cây khổ sâm có tác dụng gì

2.1. Theo y học cổ truyền

Rễ Khổ sâm vị đắng, tính hàn, quy vào 3 kinh tâm, tỳ, thận. Nhờ đó, dược liệu có các tác dụng như:

  • Trục thủy, trừ phù thũng, chỉ lệ, bổ trung, minh mục

  • An ngũ tạng, ích tinh, lợi cửu khiếu, chỉ khát, giải rượu

  • Thanh nhiệt, táo thấp, sát trùng

  • Khứ phong, chỉ dưỡng, trừ thấp nhiệt

Lá và cành khổ sâm có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, quy vào 2 kinh can và đại tràng. Dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Do đó chủ trị các bệnh:

  • Tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày - tá tràng

  • Tiểu ra máu

  • Ung nhọt, da lở loét

  • Viêm mũi

công dụng của cây thuốc khổ sâm

2.2. Theo y học hiện đại

Y học hiện đại có nhiều thực nghiệm chứng minh tác dụng dược lý của khổ sâm như:

  • Chống nấm ngoài da

  • Kháng sinh: Kháng lỵ amip, trực khuẩn lỵ,...

  • Lợi niệu

  • Kháng khuẩn: Ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ, trùng amip

  • Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư dạ dày, gan, cổ

3/ Các bài thuốc từ cây khổ sâm

3.1. Cơ thể mẩn ngứa

Nguyên liệu:

  • Lá khổ sâm

  • Lá đắng cay

  • Kinh giới

  • Lá trầu không

Rửa sạch dược liệu, cho thêm nước đun rồi xông hơi, tắm rửa.

3.2. Bụng dạ khó tiêu, đau lâm râm

Nguyên liệu:

  • Lá khổ sâm khô 30 - 40g

  • Lá ngấy đũm khô 30 - 40g

  • 3 lát gừng

Rửa sạch dược liệu, cho vào sắc uống hàng ngày.

3.3. Viêm loét dạ dày - tá tràng

Nguyên liệu:

  • Lá khổ sâm 12g

  • Bồ công anh 20g

  • Lá khôi 40g

  • Hậu phác 12g

  • Uất kim 12g

  • Ngải cứu 8g

  • Cam thảo 4g

Đem nguyên liệu sắc lấy nước uống.

bài thuốc làm từ cây thuốc

3.4. Di tinh, mộng tinh, hoạt tinh

Nguyên liệu:

  • Khổ sâm

  • Mẫu lệ phấn

  • 1 dạ dày heo đực

Dược liệu đem tán bột, dạ dày heo, thêm 3 chén nước sạch, hầm thật nhừ. 

Sau khi hầm, nghiền nát nguyên liệu rồi vo viên tròn nhỏ, đường kính 0,5cm.

Lấy viên thuốc uống với rượu ấm.

3.5. Lở ngứa âm đạo

Nguyên liệu: 

  • Rễ khổ sâm

  • Phòng phong

  • Chích thảo

Sắc dược liệu lấy nước rửa, vệ sinh hàng ngày.

4/ Lưu ý khi dùng khổ sâm

Để an toàn khi sử dụng dược liệu, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Khổ sâm tính hàn nên không sử dụng cho người cơ địa hàn có dấu hiệu như: Cơ thể ớn lạnh, tay chân lạnh, lạnh bụng đi ngoài,...

  • Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không tự ý sử dụng và lạm dụng khi không có sự cho phép của thầy thuốc

Trên đây là các kiến thức xoay quanh dược liệu khổ sâm. Hiện nay ở Việt Nam, vị thuốc này chưa được phổ biến. Chính vì vậy, khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn.

024 234 88666