19/10/2022
Hương nhu là một loại cây thuốc dân gian được dùng rộng rãi từ xưa đến nay. Tùy địa phương khác nhau, hương nhu có nhiều tên gọi khác nhau như é rừng, mậu dược,... Cây hương nhu mọc hoang ở khắp nơi, đặc biệt là vùng nông thôn. Hương nhu thường có mùi thơm dễ chịu, mang lại cảm giác thoải mái và có nhiều lợi ích sức khỏe.
Xem thêm:
Hương nhu còn có tên gọi khác là é rừng, mậu dược, hương thái, sơn ông,... có tên khoa học là Ocimum gratissimum, thuộc họ Lamiaceae ( họ Bạc hà). Trong tự nhiên có 2 loại hương nhu, đó là Hương nhu trắng và Hương nhu tía.
Hương nhu trắng: là cây thảo, thân và cành hình vuông, cao từ 0,5 - 1,5m, có mùi thơm. Lá hình trứng nhọn, hai mặt lá có nhiều lông mịn, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới, mép lá có răng cưa, gân hình lông chim, cuống lá dài, lá mọc đối chéo chữ thập. Hoa nhỏ, màu nâu, mọc thành hình xim đơn ở ngọn cành, thường rụng nhiều chỉ còn lại đài.
Hương nhu tía: là cây thảo, chiều cao thường nhỏ hơn 1m, thân và cành hình vuông màu đỏ tía, có lông, cây có mùi thơm dễ chịu. Lá thuôn hình mác hoặc hình trứng nhọn, thường có màu nâu đỏ, mép lá có khía răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mịn, gân hình lông chim, cuống dài, lá mọc đối. Hoa có màu tím, mọc thành cụm hình xim phân nhánh ở ngọn cành.
Hương nhu trắng: Hoa và lá của hương nhu trắng chứa tinh dầu, phần lớn là eugenol và các hoạt chất có hoạt tính kháng khuẩn. Tỷ lệ tinh dầu trong cây hương nhu trắng thường cao hơn hương nhu tía.
Hương nhu tía: Thành phần hóa học chính mang giá trị cao trong cây hương nhu tía là tinh dầu gồm eugenol, methyl eugenol và 𝛽-caryophylen. Ngoài ra, trong hương nhu tía còn chứa các chất thuộc nhóm Flavonoid, Acid ursolic.
Bộ phận trên mặt đất bao gồm thân mang cành, lá, hoa được thu hái lúc cây đã phát triển ra hoa đem cắt thành từng đoạn và phơi khô nhằm giữ cho hàm lượng tinh dầu cao nhất.
Hương nhu trắng và hương nhu tía có thành phần hóa học chính tương tự nhau, chỉ khác nhau về hàm lượng. Do đó, tác dụng dược lý của chúng giống nhau, thường bao gồm các tác dụng chính sau:
Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện tại Viện nghiên cứu Đông y Việt Nam và các tài liệu nghiên cứu của Ấn Độ, hương nhu có phổ kháng khuẩn khá rộng. Tinh dầu hương nhu có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn thuộc một số chủng như Bacillus mycoides, B. Subtilis, Diplococcus pneumoniae, E. coli, Klebsiella sp, Mycobacterium dysenteriae, Proteus vulgaris, Salmonella typhi, Shigella dysenteriae, Sh. flexneri, Staphylococcus aureus và không có tác dụng trên Bacillus pyocyaneus. Nhờ đặc tính kháng khuẩn, hương nhu có tác dụng điều trị, kiểm soát tiêu chảy, giảm cảm giác đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa; tiêu diệt vi khuẩn răng miệng giúp điều trị bệnh răng miệng, chống hôi miệng, ngăn ngừa sâu răng; ứng dụng trong điều trị viêm họng.
Bên cạnh ứng dụng đặc tính kháng khuẩn cho sức khỏe, đặc tính này còn được ứng dụng vào việc bảo quản thực phẩm khỏi vi khuẩn và nấm mốc.
Ngoài ra, tài liệu nghiên cứu của Ấn Độ còn cho thấy hương nhu có tác dụng chống muỗi, vì vậy có thể trồng hương nhu quanh nhà để trừ muỗi.
Tác dụng chống viêm: theo các nghiên cứu cho thấy, hương nhu có tác dụng ức chế phù gan bàn chân do carragenin trên chuột cống trắng. Đây là mô hình thí nghiệm trên nền gây viêm cấp tính, ức chế hình thành dịch rỉ, tổ chức trong viêm mạn do tiêm dầu croton. Hương nhu đã được chứng minh có tác dụng chống viêm tương tự như Aspirin, ibuprofen mà ít gây ảnh hưởng cho niêm mạc dạ dày. Tác dụng chống viêm của hương nhu còn được thể hiện trên interleukins, protein kinase và bạch cầu trong các dị ứng hô hấp nên chúng có thể được ứng dụng trong các vấn đề liên quan đến rối loạn hô hấp.
Tác dụng giảm đau, hạ sốt: Nước sắc từ là hương nhu được ứng dụng trong các trường hợp chữa đau bụng kinh, đau bụng, đau tai và hạ sốt.
Tốt cho mắt: Trong lá hương nhu có chứa nhiều vitamin A. Đây là vitamin cần thiết cho võng mạc của mắt, có vai trò quan trọng đối với thị lực. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A trong lá hương nhu quá nhiều và kéo dài cho phụ nữ có thai có thể gây dị tật bẩm sinh, do đó không khuyến khích phụ nữ có thai bổ sung vitamin A bằng hương nhu.
Cải thiện chức năng tim: Canxi và magie trong lá hương nhu giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu và tăng cường lưu thông máu - đây là hai trong những yếu tố quan trọng liên quan trọng liên quan đến các bệnh tim mạch.
Giảm glucose máu: Một số nghiên cứu cho thấy hương nhu giúp giảm lượng đường trong máu và bảo vệ các beta đảo tụy - nơi sản xuất insulin. Một nghiên cứu ngẫu nhiên khác trên những bệnh nhân bị đái tháo đường không phụ thuộc vào insulin sau khi sử dụng hương nhu cho thấy lượng đường trong máu trên những bệnh nhân này giảm xuống.
Tác dụng trên tóc: tinh dầu hương nhu thúc đẩy quá trình phát triển của tóc và tăng sinh nang tóc trong rụng tóc do cyclophosphamide.
Sức khỏe sinh sản: Hương nhu cung caaos arginine - axit amin giúp duy trì sức khỏe dương vật và sức sống tinh trùng. Ngoài ra apigenin fenkhona và eugenol trong hương nhu còn có thể tạo điều kiện cương cứng. Đối với phụ nữ, anetol và bo trong hương nhu có khả năng tạo estrogen.
Tinh dầu hương nhu được sử dụng như một loại chất thơm, dầu thơm, nước hoa, xà phòng,... giúp đem lại cảm giác sảng khoái, thoải mái cho cơ thể.
Thành phần, hàm lượng:
Hương nhu tía 500g
Hậu phác (Tẩm gừng nướng) 200g
Bạch biển đậu (sao) 2000g
Cách dùng: Tất cả đem tán nhỏ rồi trộn đều, pha với nước sôi để nguội, mỗi lần dùng 8-10g, uống 2 lần/ngày ngay sau bữa ăn, liệu trình 2-3 ngày.
Hoặc tán nhỏ 100g hương nhu tía pha với nước sôi (mỗi lần 8g), uống mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, nếu thấy ra mồ hôi thì sẽ khỏi bệnh.
Bài thuốc 1:
Thành phần, hàm lượng:
Hương nhu 12g
Mộc qua 9g
Tía tô (Cành và lá) 9g
Cách dùng: Sắc lấy nước, uống trong ngày
Bài thuốc 2:
Hương nhu 500g
Hậu phác tẩm gừng (Nướng hoặc sao qua) 200g
Bạch biển đậu (sao qua) 200g
Cách dùng: Tất cả tán nhỏ, trộn đều, chia đều mỗi túi 10g. Mỗi lần dùng 1 túi hãm với 150-200ml nước sôi, để nguội rồi mới uống, mỗi ngày uống 1-2 lần.
Bài thuốc cảm nắng mùa hè có các triệu chứng đâu đầu, nôn, ơn rét, tim hồi hộp, phát sốt, tiêu chảy, tiểu tiện vàng đỏ, miệng khát:
Hương nhu 12g
Cát căn 12g
Diếp cá (Ngư tinh thảo) 12g
Điền cơ hoàng (Nọc sởi) 12g
Thạch xương bồ 8g
Mộc hương 4g
Cách dùng: Sắc uống
Công thức: Sắc 10g hương nhu trong 200ml nước, súc miệng (ngậm) mỗi ngày 2 lần sau khi thức dậy và trước khi ngủ, liệu trình 15 ngày.
Công thức:
Hương nhu 9g
Ích mẫu thảo 12g
Bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g
Cách dùng: Sắc uống như trà, dùng trong ngày, liệu trình ít nhất 10 ngày.
Chữa phù thũng ở mặt, da khô không mồ hôi, ớn rét, chán ăn, có rêu lưỡi: 12g hương nhu cùng 12g bạch truật, đem sắc uống.
40g hương nhu sắc cô đặc trong 200ml nước rồi trộn với mỡ lợn vừa rán để nguội, bôi lên đầu mỗi ngày.
Mỗi thứ dùng 10g: Hương nhu, hoắc hương, bán hạ, kinh giới, phục linh, hoàng cầm
Cam thảo, đẳng sâm mỗi loại 5g
Cách dùng: sắc với nước uống 4-6 lần mỗi ngày.
Hương nhu khô tán bột mịn uống với nước sôi để nguội, mỗi lần uống 4g.
Lá hương nhu tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống
12g hương nhu, 12g hồng hạt tiêu, 12g thanh hao; sắc nước uống trong ngày.
Dùng lá hương nhu đặt vào nón hoặc mũ hoặc quấn vào khăn buộc đầu rồi đội lên đầu.
Các bài thuốc hương nhu chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc Đông Y trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt và an toàn nhất!
Liên hệ Hotline 18006574 hoặc truy cập website của Dược Sanfo (duocsanfo.vn) để biết thêm nhiều thông tin hữu ích!