Cam thảo đất là cây gì? Có tác dụng gì với sức khỏe

  12/01/2023

  Nguyễn Thùy Trang

Cam thảo đất là dược liệu thường thấy ở các vùng nông thôn Việt Nam. Với công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, lại thông dụng, dễ tìm. Loại cây này thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Để tìm hiểu kỹ về Cam thảo đất, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1/ Cam thảo đất là cây gì?

Cam thảo đất thuộc họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae) có tên khoa học là Scoparia duicis L.. Dược liệu này còn được gọi với các tên gọi khác nhau như cam thảo nam, Dã cam thảo, Trôm lay, Dạ kham.

1.1/ Đặc điểm

Cam thảo đất là cây thân thảo, mọc thẳng, chiều cao 30 - 80cm. Thân màu xanh lá, khi non có khía dọc, khi già hóa gỗ phần gốc. 

cây cam thảo đất

Lá cây mọc đối hoặc thành vòng 3 lá một. Lá dài 3 - 5cm, rộng 1,5 - 3cm, phiến lá nguyên, càng về gốc càng hẹp. Mép lá có răng cưa, gân lá hình lông chim.  

Hoa cam thảo nam nhỏ, mọc riêng rẽ hoặc thành đôi ở kẽ lá, màu trắng. Quả nang mọc ở kẽ lá, cuống quả dài 0,8 - 1,5cm. Núm nhụy thò ra ở đỉnh quả dài 1 - 2mm.

Cây có rễ chính nhỏ, màu nâu đỏ nhạt và nhiều rễ phụ. Toàn cây mùi thơm nhẹ.

1.2/ Phân bố, thu hái, chế biến

Cam thảo đất phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như: miền Nam trung quốc, Ấn Độ, Malaysia, châu Mỹ, Thái Lan,...

Ở Việt Nam, loại cây này mọc hoang ở khắp nơi, ven ruộng, đường đi, vùng núi, trung du,... 

Cây được thu hái quanh năm dùng làm thuốc.

Cam thảo đất sau khi nhổ cả rễ đem đi rửa sạch đất cát, rồi đem phơi hoặc sấy khô dùng làm dược liệu.

1.3/ Thành phần hóa học

Tất cả các bộ phận của cam thảo nam đều có tác dụng điều trị bệnh nhờ chứa các hoạt chất có lợi cho sức khỏe.

Cam thảo đất chứa chất đắng, alcaloid, lượng lớn acid silicic và amellin.

Phần thân trên chứa dulciol, scopariol, glucozo, manitol,...

Rễ cây có hàm lượng lớn hoạt chất như: glutinol-a-amarin, acid iflaionic, scoparic A, B, C, D scopadulcic, (+)manitol, dulciol, friedelin,...

2/ Công dụng của cam thảo đất

Theo y học cổ truyền, cam thảo đất có vị đắng, sau ngọt, tính hàn, quy vào 4 kinh tỳ, phế, vị, can. Nhờ đó, dược liệu này có công dụng sinh tân, bổ tỳ, thanh nhiệt giải độc, nhuận phế, lợi niệu.

công dụng của cây thuốc

Cam thảo nam được dùng chủ trị các bệnh như:

  • Giải độc do say sắn

  • Người phế nhiệt gây ho, viêm họng

  • Người rong kinh, ban chẩn

  • Trẻ em bị rôm sảy, chàm, tiêu chảy,...

3/ Một số bài thuốc từ cam thảo đất

Một số bài thuốc mà bạn nên biết như:

  1. Trị eczema, mụn rộp: Lấy cam thảo tươi giã, vắt lấy nước bôi ngoài da.

  2. Trẻ em cảm sốt, khó đi tiểu, viêm ruột: 20 - 40g cam thảo đất, cho vào sắc lấy nước uống.

  3. Viêm họng: 160g cam thảo tươi, giã, vắt lấy nước. Thêm mật ong vào trộn, ngậm hàng ngày.

  4. Dị ứng, mề đay: 

  • Cam thảo đất 15g

  • Ké đầu ngựa 20g

  • Lá mã đề 10g

  • Kim ngân hoa 20g

Sắc uống mỗi ngày đến khi hết bệnh.

bài thuốc từ cam thảo đất

  1. Ung thư sinh phù thũng: 

  • Cam thảo đất 50g

  • đậu đỏ 30g

  • Long quỳ 30g

  • Đại táo 10g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

  1. Cảm cúm, nóng ho:

  • Cam thảo nam tươi 30g

  • Bạc hà 9g

  • Diếp cá 15g

Sắc uống mỗi ngày đến khi hết bệnh.

  1. Lỵ: 

  • Cam thảo nam 15g

  • Cỏ seo gà 20g

  • Lá mơ lông 15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

4/ Lưu ý sử dụng

Khi sử dụng dược liệu cam thảo đất, bạn phải chú ý các vấn đề sau để đảm bảo an toàn sức khỏe:

  • Tham khảo ý kiến của y bác sĩ có chuyên môn trước khi dùng

  • Không uống quá nhiều trong một ngày (chỉ dùng từ 8 - 12 g khô)

  • Ngưng 1 ngày sau khi sử dụng liên tục dược liệu 3 - 5 ngày.

  • Hiệu quả điều trị tùy thuộc cơ địa từng người.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc xoay quanh dược liệu cam thảo đất. Đây là một dược liệu lành tính, thông dụng, đem lại hiệu quả điều trị nhiều bệnh. Nếu có bài thuốc nào hay, bạn đọc hãy chia sẻ dưới phần bình luận cho mọi người cùng biết nhé!

024 234 88666