Bạch hoa xà thiệt thảo: Đặc điểm, công dụng với sức khỏe

  14/12/2022

  Nguyễn Thùy Trang

Bạch hoa xà thiệt thảo còn được dân gian gọi với tên cỏ lưỡi rắn trắng. Với nhiều công dụng không ngờ trong điều trị bệnh, thảo dược này được người dân thu hái, chế biến trong nhiều bài thuốc khác nhau. Cùng tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết về bạch hoa xà thiệt thảo trong bài viết dưới đây: 

1/ Bạch hoa xà thiệt thảo là cây gì?

Bạch hoa xà thiệt thảo có tên khoa học là Hedyotis diffusa Willd., thuộc họ Cà phê (Rubiaceae). Nó được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Lưỡi rắn trắng, giáp mãng thảo, nhị lục diệp, xà châm thảo,...

1.1/ Đặc điểm

Cây lưỡi rắn trắng là cây cỏ nhỏ, mọc bò dưới mặt đất. Thân già tròn, có màu nâu nhạt ở phần gốc; thân non có 4 cạnh vuông, màu xanh chia thành nhiều cành. 

cây bạch hoa xà thiệt thảo

Lá cây hình mác thuôn, màu xám, gần như không có cuống, dài 1,5- 3,5cm; rộng 1-2mm, đỉnh có khía răng cưa. Mặt dưới lá có gân, màu xanh nhạt, mặt trên lá màu xanh đậm hơn, có đốm lấm tấm.

Ở nách lá có hoa mọc đơn độc hoặc mọc thành đôi. Hoa nhỏ, có 4 lá đài hình giáo nhọn, ống đài hình cầu. Tràng hoa có 4 cánh, 4 nhị đính ở họng ống trắng.

Quả xà thiệt thảo bé, có đài hình cầu, dẹt ở hai đầu, bầu hạ. Trong quả có nhiều hạt nhỏ.

1.2/ Phân bố, thu hái, chế biến

Bạch hoa xà thiệt thảo phân bố chủ yếu ở vùng Nhiệt đới như các nước châu Á. Ở Việt Nam, thảo dược này mọc bò rải rác khắp ven bờ ruộng, đường đi ở đồng bằng, trung du cả ba miền. 

Người ta thường thu hái cỏ lưỡi rắn trắng vào vụ hè thu, tức tháng 7 - tháng 9. Lấy toàn bộ cây thảo dược đem rửa sạch, cắt đoạn, phơi (sấy) khô và sử dụng làm thuốc.

1.3/ Thành phần hóa học

Cỏ lưỡi rắn trắng chủ yếu chứa các hoạt chất: Hentriaconotane, , p-Coumnic, Stigmastatrienol, b-Sitosterol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol-D-Glucoside.

Ngoài ra còn có: Asperuloside, Asperulosidic acid, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose, Scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methyl ester, 2-Methyl-3- Hydroxy Anthraquinone,Ursolic acid, b-Sitosterol.

2/ Công dụng của bạch hoa xà thiệt thảo

Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo với sức khỏe người đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh.

2.1. Y học cổ truyền

ứng dụng của cây trong y học

Theo y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo vị ngọt, đắng; tính hàn; quy vào các kinh: gan, vị, đại tràng, tiểu tràng. Cỏ lưỡi rắn trắng có tác dụng:

  • Thanh nhiệt giải độc: Rắn độc cắn, đau nhức xương khớp, mụn nhọt ung bướu, viêm gan cấp tính, viêm ruột thừa,...

  • Lợi niệu thông lâm: viêm amidan, viêm họng cấp, ho, hen suyễn do phế thực nhiệt, bệnh đường tiết niệu do bàng quang thấp nhiệt,...

  • Tiêu ung tán kết: hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu của gan, dạ dày, trực tràng,... 

2.2. Y học hiện đại

Bạch hoa xà thiệt thảo với hàm lượng lớn Flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp phòng chống khối u, hỗ trợ điều trị ung thư.

Một thí nghiệm trên chuột cho thấy, xà thiệt thảo có tác dụng kích thích tế bào lách trên chuột, cho tác dụng chống ung thư huyết học.

Ngoài ra, y học còn dùng nước sắc từ cỏ lưỡi rắn trắng để hỗ trợ chức năng của bạch cầu, võng nội mô ở người.

Tác dụng tăng cường bảo vệ hệ thần kinh của thảo dược này cũng đã được chứng minh.

3/ Một số bài thuốc từ bạch hoa xà thiệt thảo

Bạch hoa xà thiệt thảo được sử dụng đơn hoặc kết hợp trong nhiều bài thuốc. Tuy nhiên, dược liệu này không được dùng cho phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh.

3.1. Trị ung nhọt, u bướu

Nguyên liệu:

  • Bạch hoa xà thiệt thảo: 120g

  • Bán biên liên tươi 60g

Chế biến:

  • Bước 1: Rửa sạch dược liệu cho vào ấm sắc thuốc. 

  • Bước 2: Chắt lấy nước uống, bã dược liệu dã nát đắp lên vết thương.

3.2. Trị viêm ruột thừa cấp tính

Nguyên liệu: Bạch hoa xà thiệt thảo: 80g

Chế biến: Rửa sạch, sắc lấy nước uống. Bệnh nhẹ ngày uống 1 thang, bệnh nặng ngày uống 2 thang.

3.3. Trị ho do viêm phổi

chữa ho

Nguyên liệu:

  • Cỏ lưỡi rắn trắng: 40g (tươi)

  • Trần bì: 8g

Chế biến: Rửa sạch dược liệu, đem đi sắc lấy nước uống

3.4. Trị đái buốt, đái rắt

Nguyên liệu:

  • Bạch hoa xà thiệt thảo:40g

  • Dã cúc hoa: 40g

  • Kim ngân hoa: 40g

  • Thạch vi: 20g

Chế biến: Rửa sạch dược liệu, đem sắc lấy nước uống thay trà.

3.5. Trị viêm gan, vàng da

Nguyên liệu:

  • Bạch hoa xà thiệt thảo 31,25g

  • Hạ khô thảo 31,25g

  • Cam thảo 15,625g

Chế biến: bào chế thành siro uống.

3.6. Trị rắn độc cắn

Nguyên liệu: 

  • Xà thiệt thảo: 20g

  • Rượu 200ml

Chế biến: Sắc dược liệu với rượu. Lấy ⅔ nước thuốc chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. ⅓ thuốc còn lại đắp lên vết rắn cắn.

Bạch hoa xà thiệt thảo không phải loại thảo dược quý hiếm nhưng lại có những công dụng không ngờ trong điều trị bệnh. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp các kiến thức cần thiết cho bạn đọc về loại dược liệu này.
 

024 234 88666