Bạch đồng nữ: Đặc điểm nhận dạng, công dụng với sức khỏe

  14/12/2022

  Nguyễn Thùy Trang

Bạch đồng nữ là dược liệu tốt cho sức khỏe, thường gặp trong các bài thuốc cổ truyền ở Việt Nam. Vậy cây Bạch đồng nữ có đặc điểm gì? Cách sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Dược Sanfo:

1/ Cây bạch đồng nữ là gì?

Bạch đồng nữ có tên khoa học là Clerodendrum fragrans Vent, thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Trong dân gian, Bạch đồng nữ còn được gọi với nhiều tên khác nhau như cây mò trắng, Lẹo trắng, Bấn trắng,...

1.1/ Đặc điểm

Bạch đồng nữ thuộc loại cây dại, mọc thành bụi, cao khoảng 1m. Thân cây hình vuông, màu xanh nâu, không phân nhánh, có lông tơ mịn màu trắng ngà, càng về già càng nhẵn.  

cây bạch đồng nữ

Lá cây đơn từng chiếc, mọc đối, phiến lá hình trái xoan, rộng khoảng 8cm, dài khoảng 20cm, mép lá xẻ hình răng cưa đều. Gốc lá hình tim, chóp lá nhọn, mặt trên của lá nháp, màu xanh xám; mặt dưới lá có tuyến nhỏ và lớp lông tơ.

Gân lá nổi rõ, có 1 gân gốc và 4-5 đôi gân bên đan thành mạng lưới. Cuống lá dài 3- 10cm, có lông.

Hoa mọc thành cụm ở ngọn thân, màu trắng, hồng nhạt hoặc ngả vàng, mùi thơm. Đài hoa nhỏ, nhẵn, màu nâu đất, hình phễu, dài 1,5 - 2,5cm, có lông và tuyến bên ngoài. Tràng màu vàng nâu, có ống hình trụ mảnh dài 2- 2,5cm, xẻ 5 thùy hình bầu dục. Nhị 4 thò dài ra ngoài tràng hoa, bầu nhẵn. 

Quả hạch, hình cầu màu đen bóng, có đài màu đỏ. Bạch đồng nữ ra hoa vào tháng 5 - tháng 8 và ra quả vào tháng 9 - tháng 11. 

1.2/ Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mò trắng là cây bụi, ưa sáng, thường mọc rải rác cùng các loại cây nhỏ khác khắp các vùng trung du đến đồng bằng. 

Phân bố

Bạch đồng nữ phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Á như: Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc,...

khu vực phân bố

Ở Việt Nam, Bạch đồng nữ có khoảng hơn 30 loài, mọc dại khắp quanh làng, chân đồi của các tỉnh miền Bắc lẫn miền Nam như: Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế, Quảng Nam, Bình Dương, Lâm Đồng,...

Hiện nay, cây bần trắng được trồng làm thuốc ở một số bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, trạm xá,...

Thu hái, chế biến

Lá cây được thu hái quanh năm, nhất là mùa cây ra hoa dùng để làm thuốc. Khi thu hoạch chọn lá bánh tẻ, lá không bị sâu bệnh hay lá úa, bỏ cuống, đem thái nhỏ rồi phơi khô.

Rễ bạch đồng nữ sau khi thu hoạch đem rửa sạch, phơi (sấy) khô sau đó thái thành lát mỏng dùng làm thuốc. 

Ngoài ra có thể dùng lá và rễ tươi làm thuốc, không qua chế biến. 

1.3/ Thành phần hóa học

Bạch đồng nữ với hàm lượng lớn các hoạt chất có tác dụng điều trị bệnh như: 

  • Flavonoid

  • Acid nhân thơm

  • Tanin

  • Curmarin

  • Aldehyd nhân thơm

  • Dẫn chất amin có nhóm carbonyl.

2/ Công dụng của bạch đồng nữ đối với sức khỏe

Từ xa xưa, Bạch đồng nữ đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh. 

2.1. Y học cổ truyền

tác dụng của bạch đồng nữ trong y học

Bạch đồng nữ vị đắng, tính mát, quy vào kinh tâm, tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, khu phong trừ thấp. Mò trắng chủ trị: 

  • Bệnh phụ khoa ở nữ như: Khí hư bạch đới, Viêm loét tử cung, rối loạn kinh nguyệt,...

  • Cao huyết áp.

  • Mụn nhọt lở ngứa

  • Viêm mật vàng da

  • Đau nhức xương khớp, mỏi lưng

  • Điều trị bỏng

Ở Nepal, y học cổ truyền dùng nước ép lá bạch đồng nữ tươi để điều trị giun sán. 

Ở Ấn Độ, từ xưa người dân đã dùng thuốc từ chồi non của mò trắng để điều trị triệu chứng đầy hơi khi đau dạ dày.

2.2. Y học hiện đại

Hoàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật về công dụng của bạch đồng nữ trong điều trị bệnh như:

  • Chống viêm cấp tính: tác dụng rõ rệt khi gây viêm tai thỏ với phenol/ gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin.

  • Chống viêm mạn tính: tác dụng khá yếu khi gây u hạt amidan ở chuột cống trắng.

  • Hạ huyết áp nhờ giãn mạch ngoại vi.

  • Lợi tiểu

  • Hạ đường huyết và giảm đau

  • Ức chế co thắt cơ trơn ở ruột: ở chuột lang khi gây co thắt ruột bởi histamin và acetylcholin.

  • Kháng sinh nguyên ở động vật với Entamoeba histolytica.

3/ Một số bài thuốc từ cây bạch đồng nữ

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch đồng nữ:

3.1. Bài thuốc loại bỏ nhanh phần hoại tử ở vết bỏng

Nguyên liệu:

  • 1kg cành lá, hoa tươi bạch đồng nữ

  • 10 lít nước sạch

Chế biến: 

  • Bước 1: dược liệu đem đi rửa sạch. Đem đun sôi với nước trong 30 phút.

  • Bước 2: Lọc lấy nước thuốc. Lấy nước đem ngâm vết thương bỏng trong 1 giờ, ngày 2 lần.

3.2. Điều kinh

Nguyên liệu:

  • 16g bạch đồng nữ

  • 40g ích mẫu

  • 15g hương phụ chế

  • 10g đậu đen

  • 2g nghệ vàng

  • 2g ngải cứu

Chế biến:

  • Bước 1: Cho toàn bộ dược liệu vào nồi, thêm nước rồi đem đi sắc.

  • Bước 2: Lấy nước thuốc sắc đặc đem đi uống, mỗi ngày uống 1 thang.

3.3. Vàng da, mắt vàng thâm

điều trị chứng bệnh vàng da, vàng mắt

Nguyên liệu:

  • 20g rễ bạch đồng nữ

  • 400ml nước

Chế biến: Đem đun sôi dược liệu với nước. Lấy nước thuốc sắc được chia 2 lần uống trong ngày.

3.4. Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt, đau bụng trước kỳ kinh, máu kinh nhiều đỏ tươi/ ra ít máu màu đỏ thẫm

Nguyên liệu:

  • 20g bạch đồng nữ

  • 20g ích mẫu

  • 20g cỏ nhọ nồi

  • 20g rễ gai

  • 20g dành dành (hoặc vỏ núc nác)

Chế biến: Dược liệu đem đi sắc rồi lấy nước uống

3.5. Khí hư bạch đới, rối loạn kinh nguyệt

Nguyên liệu:

  • 10 - 15g bạch đồng nữ

  • Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu hoăc (rễ Xích đông, lá Huyết dụ, lá mía đỏ)

Chế biến: Cho các dược liệu vào nồi, đem đun sôi lấy nước uống.

3.6. Cao huyết áp

Nguyên liệu: 20 - 30g lá bạch đồng nữ khô

Chế biến: Sắc với nước rồi đem uống.

Bạch đồng nữ có nhiều tác dụng điều trị bệnh có lợi cho con người. Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng cách, có thể đem lại các tác động bất lợi, gây nguy hiểm cho người bệnh. 

 

024 234 88666